Trước tiên chúng ta cần công nhận với nhau một điều, lựa chọn màu sắc trong thiết kế UX không phải là một thứ mang tính cảm tính. Mỗi người – là một người dùng tương lai của sản phẩm – sẽ có cảm giác về màu khác nhau và có ưa thích khác nhau đối với màu sắc. Vì thế nếu như chúng ta dựa vào cảm nhận của 1 số người dùng về màu sắc, chúng ta sẽ nhanh chóng đi vào một trong những sai lầm lớn nhất về thiết kế. Khoa học về màu sắc đã được đúc rút bởi một lý thuyết ngắn gọi là “Lý thuyết màu”, và đó sẽ chính là thứ chúng ta sẽ nghiên cứu ngay đây:
Vào năm 1666, Isaac Newton – một nhà vật lý vĩ đại đã lần đầu đưa ra 1 khái niệm gọi là “Bánh xe màu”.
Theo Newton thì Bánh xe màu bao gồm 7 màu cơ bản: Đỏ (Red) – cam (Orange) – vàng (Yellow) – lục (Green) – lam (Blue) – chàm (Indigo) – tím (Violet). Đó cũng là 7 màu nằm trên một “chiếc cầu vồng” đặc trưng. Có vẻ như các nhà khoa học phương tây ám ảnh bởi con số 7 và thích sử dụng con số này trong mọi lý thuyết cơ bản. Giống như đối với âm nhạc, họ cho chúng ta 7 nốt nhạc Đồ Rê Mi Fa Sol La Si. Với chiêm tinh học, họ cho rằng có 7 hành tinh quay quanh trái đất, còn phụ nữ thì được sinh ra từ chiếc xương sườn thứ 7..
Phương Đông thì khác, họ dùng 5 màu ăn theo lý thuyết về âm dương ngũ hành: Kim tương ứng với Trắng, Mộc tương ứng với Xanh, Thủy tương ứng với Đen, Hỏa tương ứng với Đỏ, Thổ tương ứng với Vàng. Đối với âm nhạc, phương Đông sử dụng ngũ Cung, tức 5 nốt chứ ko phải 7 nốt, bao gồm: Hò, Sự, Sang, Xê, Cống. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tạm thời công nhận bảng màu của Tây phương trong bài học này nhé.
Tạm dựa vào bảng màu cơ bản đó, tìm hiểu thêm, chúng ta thấy có 1 bảng màu được sử dụng phổ biến nhất, đó chính là bảng màu cơ bản + màu trộn lẫu giữa 2 màu cạnh nhau, chúng ta có 12 màu tất cả:
Đến đây, giống như tôi, bạn sẽ thắc mắc: ơ hay, có điều gì đó khang khác, rõ ràng là ta có 7 màu mà, tại sao ở đây ta chỉ thấy 6 màu quen thuộc nằm ở giữa của hình tròn, các màu bên ngoài thì nhìn lạ hoắc. Vâng, chính xác là chúng ta ko có màu chàm (Indigo) trong bảng màu cơ bản đâu ạ, nó là sự trộn lẫn giữa màu lam và màu tím. Đây chính là vấn đề của con số 7, Newton đã thêm nó vào cho đủ con số thôi – ông đã phạm sai lầm. Và cuối cùng, nhà vật lý người Anh là Thomas Young đã chốt hạ lý thuyết màu của chúng ta, chỉ có 3 màu cơ bản thôi các ngài, đó là Đỏ (Red), Vàng (Yellow) và Lam (Blue) còn đâu các màu còn lại đều được tạo từ việc trộn lẫn các màu cơ bản đó theo một tỉ lệ nhất định thôi.
Từ đó ta có bộ màu như sau:
Trong thiết kế trải nghiệm người dùng nói riêng và thiết kế sản phẩm nói chung, màu sắc có một vị trí quan trọng không thể thay thế. Nó quyết định những cảm nhận đầu tiên của khách hàng về sản phẩm và đôi khi sẽ quyết định rất nhanh hành vi của họ, đặc biệt là những khách hàng mới. Chúng ta ai cũng biết những ngạn ngữ màu sắc như “màu tím thủy chung”, “màu cam năng động”, “màu xanh an toàn và tin cậy”.. Nhưng chúng ta cũng có thể có cảm nhận khác là “màu tím nữ tính”, “màu cam trẻ con” và “màu xanh thiếu cá tính..”. Chính vì thế, việc sử dụng màu sắc như thế nào trong sản phẩm của chúng ta cần thiết phải được nghiên cứu và đánh giá một cách kỹ lưỡng, đồng thời phụ thuộc đặc biệt chặt chẽ vào đối tượng người dùng (tức personas) của chúng ta.
Hãy nhìn bảng đen trên, dựa vào bánh xe màu, chúng ta có một số các thuật ngữ và các phương pháp sử dụng màu sắc:
1. Hàng đầu tiên chúng ta đã hiểu trong bài trước: Màu cơ bản được tạo ra từ 3 màu: vàng, xanh và đỏ. Các màu khác trên bánh xe màu được tạo ra bằng cách trộn lẫn các màu cơ bản lại với nhau theo tỉ lệ nhất định.
2. Hàng thứ hai thật sự là thú vị: Nó nói đến một số phương pháp sử dụng màu, mỗi phương pháp trả lại có một hiệu ứng khác nhau. Phương pháp nay sẽ quyết định cho chúng ta một số phong cách và tạo cảm giác khác nhau đối với người dùng.
Đây là kiểu thiết kế đơn giản nhất, bạn chỉ cần chọn 1 mầu chính, sau đó cho thêm đen hoặc trắng và thế là có một bộ màu để dùng. Cách dùng màu này thường được dùng trong các bản vẽ wireframe vì nó khiến người xem ko bị mất tập trung vì màu sắc.
Đôi khi kiểu phối màu này được sử dụng sáng tạo và thành công, bằng cách dùng kết hợp với đen trắng, tạo ra một phong cách ấn tượng và đặc biệt. Ví dụ dưới đây là thiết kế của 1 website
Điều khác biệt là với cách thiết kế này là ấn tượng về màu sắc chính rất lớn. Người dùng hầu như không bị “làm phiền” với các loại màu sắc khác. Thêm nữa người thiết kế thường sử dụng các bộ lọc màu hoặc dùng các hình ảnh flat dạng vector thay vì ảnh chụp. Điều đó cũng khiến cho các sản phẩm dạng này trở nên vô cùng hiện đại.
Và cách thiết kế của app đặt vé máy bay QATAR, từ header, các item, text chính đến màu áo của nhân viên. Có thể nói nếu tôi ko biết tiếng Anh tôi cũng biết đây là 1 app của QATAR vì màu rượu vang rất đặc trưng của nó.
Cách phối màu tương đồng sẽ sử dụng ba màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu (ví dụ: đỏ, đỏ cam và đỏ tím). Cách này có thể dễ dàng được tìm thấy trong tự nhiên – chỉ cần nhìn vào màu sắc của cây cối vào mùa thu khi lá thay đổi màu sắc.
Đặc điểm của cách phối màu tương đồng là tạo ra cảm giác yên bình và thoải mái (relax), do đó, nếu như bạn chuẩn bị thiết kế một website bán chăn ga gối đệm, có lẽ đây sẽ là một lựa chọn cho màu sắc. Giống như một thiết kế nội thất dưới đây:
Hai màu đối diện của bánh xe màu được gọi là màu tương phản. Đặc trưng của cách phối màu này là tính đối lập lớn, tạo nên 1 sự chấn động, rất phù hợp để làm nổi bật một thứ gì đó. Nó cũng rất dễ tạo cảm giác chói mắt, phản cảm, khó chịu khi sử dụng nhiều.
Trên bánh xe màu nó được thể hiện như sau:
Một ví dụ tiêu biểu là logo của firefox sử dụng cách thiết kế này, sử dụng 2 màu chủ đạo là da cam và màu xanh.
Cách phối màu tương phản đặc biệt không phù hợp khi sử dụng với chữ viết, text.. nó gây khó chịu khi đọc nội dung. Ví dụ dưới đây thể hiện điều đó:
Kiểu phối màu này sử dụng kết hợp giữa kiểu 1: Tương phản (complementary) và kiểu 2. Tương tự (Analogous), bằng cách làm như sau:
Tại sao lại có loại phối màu này?
Căn phòng dưới đây sử dụng 3 màu chính: màu xanh nhạt đối lập với màu cam nhạt, sau đó màu cam nhạt chia sang màu vàng và màu đỏ. Rõ ràng căn phòng này có cách dùng màu sắc rất cá tính, nhưng không quá dị, bắt đầu thu hút người dùng. Nếu chỉ có màu cam và màu xanh chiếm lĩnh, có lẽ chúng ta ko muốn ngồi lên cái salon kia.
Trong thời trang, đôi khi kiểu pha màu này cũng được sử dụng, tạo một cảm giác cá tính: